Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2018

Năng lượng Mặt trời - giải pháp cho tăng trưởng xanh

Hình ảnh
Sáng nay (12/10) tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Giải pháp công nghệ năng lượng Mặt trời cho tăng trưởng xanh”. Hội thảo do Công ty CP Solar Electric Việt Nam (SEV) và Công ty TNHH ABB (ABB) đồng tổ chức, diễn ra với mục tiêu khuyến khích, thúc đẩy tăng trưởng xanh và bền vững, trong đó việc áp dụng các giải pháp công nghệ năng lượng Mặt trời (NLMT) đang được xem là lựa chọn hợp lý trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay. Tới dự có các nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, lãnh đạo địa phương, các nhà hoạch định chính sách, lập quy hoạch, tư vấn, đầu tư, phát triển NLMT và điện năng, các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo… Tại đây, các chuyên gia đã cùng trao đổi, thảo luận các giải pháp công nghệ NLMT tiên tiến hiện nay với mục tiêu hiện thực hóa các dự án điện Mặt trời tại Việt Nam, hướng tới một nền kinh tế tăng trưởng xanh và bền vững. Phát biểu tại Hội thảo, ông Jiri Dusik (chuyên gia đến từ Cộng hòa Czech) nh...

Năng lượng tái tạo và khả năng phát triển tại Việt Nam

Hình ảnh
Tại sao các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam lại phát triển chậm? Chúng ta phải làm gì để các nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng trong cuộc sống, nhằm hình thành một cơ chế phát triển bền vững, thân thiện với môi trường? Bài viết này sẽ giải đáp phần nào các thắc mắc trên, góp phần làm sáng tỏ một số khía cạnh trong sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong thời gian tới. Ưu điểm nổi bật của năng lượng tái tạo là có thể sử dụng lâu dài, bền vững và thân thiện với môi trường Tại sao đến thời gian gần đây, các nguồn năng lượng tái tạo mới được quan tâm phát triển để đáp ứng phần nào nhu cầu năng lượng của nhân loại ? Câu trả lời cũng rất đơn giản: Vì các nguồn năng lượng tái tạo cũng có quá nhiều “nhược điểm” (so với các nguồn năng lượng truyền thống). Khi các nguồn năng lượng truyền thống còn dồi dào, giá rẻ thì không ai muốn sử dụng các nguồn năng lượng có nhiều “nhược điểm”. Đó là các nhược điểm gì ? Không ổn định: Hầu như tất cả các nguồn năng lượ...

Năng lượng xanh cho phát triển kinh tế bền vững

Hình ảnh
Sáng ngày 11/1/2018, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với tổ chức USAID, Konrad, các đại sứ quán Nhật Bản và Úc tại Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề "Năng lượng xanh cho phát triển kinh tế bền vững”. Đây là sự kiện quốc tế có quy mô lớn, nằm trong chuỗi sự kiện “Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 2”. Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương cho biết, hội thảo này là hoạt động thiết thực của các đơn vị tổ chức nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Bộ Chính trị về “định hướng phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050” và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc “phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, góp phần làm cơ sở tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc ban hành các chủ trương, chính sách lớn về phát triển năng lượng, nhất là năng lượng xanh trong thời gi...

Thời cơ và vận hội mới cho năng lượng sạch

Hình ảnh
Chưa bao giờ việc phát triển năng lượng sạch đứng trước nhiều vận hội mới như hiện nay: Từ chính sách chung của Chính phủ cho đến các khuôn khổ pháp lý đã hoàn thiện; từ ưu đãi về giá, thuế, ưu đãi về cơ sở hạ tầng, đất đai cho đến các khoản phí, vốn vay… Vấn đề là làm sao để tận dụng được thời cơ và vận hội này. Tiềm năng lớn Năng lượng sạch là năng lượng được sản xuất trên cơ sở chuyển hoá từ các nguồn năng lượng sơ cấp tái tạo, ít tác động tiêu cực đến môi trường như thuỷ năng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thuỷ triều, nhiên liệu sinh học… Theo Trung tâm Năng lượng tái tạo và Cơ chế phát triển sạch, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương thì nước ta có tiềm năng rất lớn để phát triển các nguồn năng lượng sạch. Cụ thể, về thủy điện nhỏ, hiện nay có trên 1.000 địa điểm đã được xác định có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ, quy mô từ 100kW tới 30MW với tổng công suất đặt trên 7.000MW, các vị trí này tập trung chủ yếu ở vùng núi ...

Năng lượng gió

Hình ảnh
Thế giới hiện nay bị ô nhiễm trầm trọng, nhất là ở những nước đang phát triển mạnh như Trung Quốc hay Ấn Ðộ. Lý do bị ô nhiễm là vì kỹ nghệ đã phun ra bầu khí quyển những chất độc hại mà không được lọc sạch. Theo một bài báo của PBS (một cơ quan truyền thông vô vụ lợi ở Hoa Kỳ) thì Ấn Ðộ có nhiều thành phố bị ô nhiễm không kém gì Trung Quốc. Thành phố New Dehli còn ô nhiễm hơn Bắc Kinh. Con người ở trong một môi trường bị ô nhiễm bởi khói xe hơi, chất phế thải của kỹ nghệ, hay nhiều loại độc hại khác sẽ bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, mối nguy cơ bị bệnh tim hay ung thư tăng lên nhiều. Cũng theo PBS thì mỗi năm ở Ấn Ðộ có khoảng 700,000 người bị thiệt mạng vì môi trường ô nhiễm. Vụ Formosa ở Việt Nam năm ngoái thải chất độc ra làm cá chết hàng loạt cho thấy là vấn đề ô nhiễm môi trường rất là trầm trọng. Vì lý do trên, người ta cần phải phát triển những nguồn năng lượng khác không làm vẩn đục không khí và nguồn nước. Tôi sẽ viết một loạt bài về các nguồn năng lượng ...

Khai thác năng lượng mặt trời ở Việt Nam chưa tương xứng tiềm năng

Hình ảnh
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển điện mặt trời rất lớn. Tuy vậy, trong thực tế, sự phát triển nguồn điện này đang ở mức độ hạn chế. Theo số liệu đánh giá của ngành điện, ở Việt Nam cường độ bức xạ mặt trời trung bình khá cao, khoảng 5kWh/m2/ngày và số giờ nắng đến khoảng 1700 - 2500 giờ/năm. Tuy vậy, trong thực tế, việc phát triển nguồn điện này ở nước ta lại rất khiêm tốn, khai thác chưa thật đáng kể. Xuất phát từ tình hình đó, với vai trò trách nhiệm là đầu tàu, trụ cột của ngành năng lượng, và là đơn vị chủ lực đảm bảo nguồn cung ứng điện cho nền kinh tế, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đã ban hành Nghị quyết về nghiên cứu phát triển điện mặt trời. Điện mặt trời có những thế mạnh vượt trội so với các nguồn điện tự nhiên khác. Chẳng hạn, nguồn điện sinh khối có công suất rất khiêm tốn mà chi phí đầu tư lại lớn. Còn với điện gió, theo tính toán, để làm được 1MW điện gió phải cần đến 2 ha mặt bằng và chỉ thực hiện được ở một số kh...

Tổng quan về hiện trạng và xu hướng của thị trường năng lượng tái tạo của Việt Nam

Hình ảnh
Việt Nam có tiềm năng phát triển các nguồn Năng lượng tái tạo sẵn có của mình. Những nguồn Năng lượng tái tạo có thể khai thác và sử dụng trong thực tế đã được nhận diện đến nay gồm: thủy điện nhỏ, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng khí sinh học (KSH), nhiên liệu sinh học, năng lượng từ nguồn rác thải sinh hoạt, năng lượng mặt trời, và năng lượng địa nhiệt. Việt Nam có tiềm năng phát triển các nguồn Năng lượng tái tạo sẵn có của mình. Những nguồn Năng lượng tái tạo có thể khai thác và sử dụng trong thực tế đã được nhận diện đến nay gồm: thủy điện nhỏ, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng khí sinh học (KSH), nhiên liệu sinh học, năng lượng từ nguồn rác thải sinh hoạt, năng lượng mặt trời, và năng lượng địa nhiệt. Thủy điện nhỏ: được đánh giá là dạng Năng lượng tái tạo khả thi nhất về mặt kinh tế - tài chính. Căn cứ vào các báo cáo đánh giá gần đây nhất thì hiện nay có trên 1.000 địa điểm đã được xác định có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ, qui mô t...